“Cha mẹ đã thực sự sẵn sàng đưa con đi nạo VA chưa?” Các biến chứng có thể gặp sau khi nạo VA. Vậy cụ thể là như thế nào? Cha mẹ có thể đọc bài dưới đây trước khi quyết định nạo VA cho trẻ.
1. Chảy máu sau phẫu thuật nạo VA
Chảy máu sau khi phẫu thuật nạo VA là biến chứng khá phổ biến, phần lớn xảy ra sớm trong vòng 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật, với tỷ lệ trong khoảng 0,5 -> 0,8% (tương tự như tỷ lệ chảy máu sau cắt Amidan). Còn việc chảy máu muộn sau nạo VA thì ít hơn nhiều so với chảy máu muộn do cắt Amidan.

2. Suy hầu họng (Velopharyngeal insufficiency – VPI):
Đây là biến chứng đã gặp với tỷ lệ 1/1200 ->1/1500 trong phẫu thuật nạo VA, và thường gặp với người có vấn đề về vòm miệng trước đó (VD: hở hàm ếch…).Biểu hiện đặc trưng là giọng mũi hở, thoát khí khi nói, suy hầu họng nặng có thể dẫn đến sặc thức ăn và chất lỏng khi ăn lên mũi. Chính việc loại bỏ VA làm tăng kích thước đường thở mũi. Vòm miệng hoạt động kém, không còn khả năng đóng vòm họng do VA đã bị loại bỏ.
3. Hẹp vòm mũi họng Biến chứng hiếm gặp sau nạo VA

Được đặc trưng bởi sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn vòm họng. Bệnh nhân có biểu hiện khó thở bằng mũi, khó thổi khí ra khỏi mũi, giọng mũi kín và khó nuốt. Có thể xảy ra tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, chảy máu mãn tính và thiếu máu cục bộ nếu tình trạng hẹp nặng.
4. Hội chứng Grisel (trật khớp chẩm đốt):
Biến chứng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra sau nạo VA, cắt Amidan, phẫu thuật xương chũm. Các đặc điểm chính bao gồm đau cổ dữ dội kèm theo vẹo cổ và đau khi xoay đầu.
5. Sự phát triển trở lại của VA và tái phát các triệu chứng:
Đường viền và ranh giới của VA không rõ ràng, không phải lúc nào VA cũng được loại bỏ hoàn toàn sau phẫu thuật. Sự phát triển (mọc lại) của VA thường không ở mức đáng kể. Tỷ lệ phát triển trở lại của VA và tái phát triệu chứng ước tính khoảng 0,55->3%.
6. Tăng sản các tổ chức lympho xung quanh:

Nạo VA sớm có thể làm amidan vòi tăng sản – phát triển to bất thường dẫn đến tái phát các triệu chứng mũi và/hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến tai giữa.(amidan vòi có cấu tạo tương tự VA nằm ở vị trí gần vòi nhĩ thông từ vòm mũi họng lên tai giữa)
Đặc biệt lưu ý, theo kết quả của 1 nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ gặp phải rủi ro cao hơn 5,6 lần và trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ gặp phải rủi ro cao hơn 3,2 lần so với trẻ lớn hơn khi thực hiện các phẫu thuật nạo VA
Hi vọng các bậc cha mẹ có thêm các thông tin y khoa bổ ích để cân nhắc rõ ràng giữa lợi ích và rủi ro trước khi nạo VA cho con
Nghiên cứu: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23247971/
Chỉ định nạo VA khi không còn biện pháp nào giúp VA ổn định. Nếu có biện pháp không dao kéo giúp VA ổn định, sẽ khuyên không dao kéo.

Lời khuyên: mẹ có con VA quá phát, trước khi qd nạo VA, HÃY THỬ OVIX VA vệ sinh mũi tích cực 3 tuần rồi hãy đưa ra quyết định
Nhắn tin tư vấn miễn phí
Hotline: 0348966862
Facebook: OVIXbabyTaiMuiHong
Giá sỉ cho nhà thuốc, phòng khám (Zalo: 0348966862)