Bổ sung kẽm tăng miễn dịch hỗ trợ phát triển

Bổ sung kẽm cho cơ thể rất quan trọng vì: Kẽm có vai trò trong hệ miễn dịch, giúp lành vết thương, tổng hợp protein, DNA, phân chia tế bào. Kẽm hỗ trợ sự phát triển của một người từ lúc trong bụng mẹ, khi còn thơ và cho đến tuổi vị thành niên

1. KHI NÀO CHÚNG TA THIẾU KẼM (ZINC)

Kẽm là 1 nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể, kẽm là chất xúc tác cho khoảng 100 enzymes trong cơ thể. Kẽm có vai trò trong hệ miễn dịch, giúp lành vết thương, tổng hợp protein, DNA, phân chia tế bào. Kẽm hỗ trợ sự phát triển của một người từ lúc trong bụng mẹ, khi còn thơ và cho đến tuổi vị thành niên. Kẽm cần thiết cho vị giác và khướu giác.

KẼM ĐẾN TỪ ĐÂU?

Cơ thể không sản xuất được kẽm mà hoàn toàn từ thức ăn, điều may mắn là kẽm có mặt rất nhiều trong nhiều loại thức ăn khác nhau.Thức ăn nhiều kẽm nhất là hàu, có tới 74 mg trong một phần ăn khoảng 100 gram. Kế đến là các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, seafood (tôm hùm và cua), sau đó là các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt. Các thức ăn từ thực vật như ngũ cốc có khá nhiều kẽm nhưng có độ hấp thu kém hơn thức ăn từ động vật. Kẽm cũng có mặt trong hầu hết các sp tăng đề kháng, giúp ăn ngon.

2. NHU CẦU KẼM MỖI NGÀY

Nhu cầu kẽm mỗi ngày thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc sống.

0-6 tháng: 2mg

7-12 tháng: 3mg

1-3 tuổi: 3mg

4-8 tuổi: 5mg

9-13 tuổi: 8mg

14-18 tuổi: 11mg (nam), 9mg (nữ)

>19t tuổi: 11mg (nam), 8mg (nữ)

Phụ nữ có thai: 11-12mg

Phụ nữ đang cho con bú: 12-13mg

ZinC Plex là sản phẩm giúp bổ sung Kẽm cho trẻ của Italia
ZinC Plex là sản phẩm giúp bổ sung Kẽm cho trẻ của Italia

NGƯỜI NÀO CÓ THỂ THIẾU KẼM?

Hầu hết chúng ta sẽ không thiếu kẽm nếu có chế độ ăn đa dạng, đầy đủ, vậy ai là người sẽ thiếu kẽm?

– Những người thiếu ăn. Còn người ăn được thịt bò, tôm,hải sản thường xuyên thì khó mà thiếu kẽm.

– Người có bệnh đường ruột gây kém hấp thu kẽm.

– Tiêu chảy mãn tính

– Người ăn chay:

– Phụ nữ mang thai và đang cho con bú do tăng nhu cầu

– Trẻ bú mẹ hoàn toàn từ 7-12 tháng: tuổi này cần khoảng 3mgkẽm mỗi ngày, nhưng sữa mẹ có khoảng 2mg, nên nếu ăn dặm trễ hoặc không đủ dễ thiếu kẽm. Sau một tuổi nếu ăn dặm kém hoặc không ăn thịt càng dễ thiếu kẽm hơn………

TRIỆU CHỨNG CỦA THIẾU KẼM

Thiếu nhẹ: thì giảm vị giác.

Thiếu vừa: viêm da, biếng ăn, buồn ngủ, quáng gà, vết thương lâu lành, mất vị giác và khướu giác,… Trong các triệu chứng kể trên thì mất vị giác và viêm da là hay gặp nhất.

Thiếu nặng: tiêu chảy kéo dài, viêm da nặng.

CHẨN ĐOÁN THIẾU KẼM:

XN máu định lượng kẽm trong máu.Định lượng kẽm trong máu tốt nhất là làm buổi sáng khi bụng đói

3. ĐIỀU TRỊ THIẾU KẼM

Thiếu kẽm thì bù kẽm theo khuyến cáo của bác sĩ. Kẽm nên uống kèm với thức ăn nhằm hấp thu tốt hơn và phòng ngừa tác dụng phụ gây xót ruột. Các triệu chứng thường cải thiện rất nhanh trong vài tuần sau bù kẽm. Dĩ nhiên phải xem xét cải thiện chế độ ăn nhằm bảo đảm sẽ không lại thiếu kẽm.

KẼM VÀ TIÊU CHẢY

Men vi sinh ITALILACTOR bổ sung PROBIOTIC , LYSIN , VITAMIN giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Men vi sinh ITALILACTOR bổ sung PROBIOTIC , LYSIN , VITAMIN giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Có một vài ý kiến phàn nàn là hễ con bị tiêu chảy thì được auto bù kẽm. Đúng hay sai? Không đúng cũng không hẳn sai, mà cần khai thác thêm thông tin bệnh nhân trước khi kê. Nếu trẻ biếng ăn dài, ít uống sữa, không được bổ sung kẽm, thì khả năng cao tiêu chảy có yếu tố thiếu kẽm (30%) thì sẽ cho td. còn lại sẽ không cải thiện kể cả khi bổ sung kẽm. Chưa kể yếu tố kẽm khó uống, gây nôn trớ ở trẻ nhỏ.

KẼM VÀ BIẾNG ĂN

Pactol Kids Petit giúp trẻ ăn ngon miệng, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Pactol Kids Petit giúp trẻ ăn ngon miệng, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

Nếu con kém hấp thu kẽm, gây thiếu kẽm, sẽ gây chậm tăng trưởng. Thì bổ sung kẽm sẽ giúp cải thiện. Nhưng nếu con lại là trẻ biếng ăn, thì ngoài thiếu kẽm, thì còn thiếu rất nhiều vi chất khác để trẻ ăn ngon phát triển tốt. Do đó, bổ sung kẽm chỉ là 1 yếu tố, không phải tổng thể. Cần nói thêm, biếng ăn không chắc là do thiếu kẽm, nên bù kẽm thì chưa chắc đã ăn ngon hơn.

, , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *