Bé nhà bạn hay có biểu hiện thường xuyên bởi những cơn bướng bỉnh và giận dữ (Tantrum)? Đôi khi các biểu hiện trở nên quá đà, bé nằm lăn lộn xuống đất. Trẻ khóc và hét lớn, bứt tóc bứt tai, dậm chân và đá đồ đạc, thậm chí đánh cả cha mẹ. Cha mẹ nên đọc ngay cách dạy con bướng bỉnh giúp trẻ bớt nóng tính vượt qua cơm giận dữ
Liệu có nên trách phạt hay thậm chí là đánh mắng như cách mà một số bố mẹ vẫn hay làm. Và nếu không làm như vậy thì còn cách nào khác để chấm dứt cơn giân dữ này. Phần chia sẻ dưới đây mô tả đặc điểm và cách tác động chung nhất đến những cơn giận dữ của trẻ nếu như chúng xuất hiện nhiều lần. Trong nhiều hoàn cảnh đa dạng khác nhau.
Đối với những cơn giận dữ xuất hiện trong môi trường và từng hoàn cảnh cụ thể. Thay đổi môi trường mới như đi lớp hoặc cơn ăn vạ để đòi hỏi hoặc thu hút sự chú ý. Sẽ có thêm những cách can thiệp riêng mà mình sẽ chia sẻ ở một bài khác.
1, Xác định nguyên nhân và hoàn cảnh của cơn giận dữ để có cách ứng xử phù hợp. Để có cách dạy con bướng bỉnh vượt qua cơm giận dữ
2, Xác định thời điểm và giai đoạn của cơn giận dữ:
Tnông thường cơn giận dữ trải qua 5 giai đoạn cấp độ như sau:
CẤP ĐỘ 1: GIẬN DỮ
Điều này cha mẹ có thể nhận ra thông qua tiếng hét, la rất lớn hoặc trút cơn giận dữ vào vật thể/bản thân/người khác. Tuy nhiên, thời gian nó diễn ra khá ngắn và chỉ dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc này.
CẤP ĐỘ 2: GIẬN DỮ VÀ BUỒN BÃ
Bắt đầu bằng sự mếu máo và khóc, giãy giụa giảm dần. Thời gian diễn ra khá dài, chiếm khoảng 40% tổng thời gian của cơn
CẤP ĐỘ 3: ĐỪNG CHẠM TÔI
Bắt đầu những biểu hiện giẫy nẩy lên khi bạn cố chạm vào bé hoặc dỗ dành bé. Thời gian diễn ra khá ngắn, chiếm 10% tổng thời gian cơn
CẤP ĐỘ 4: “CẦN SỰ VỖ VỀ”
Bắt đầu với biểu hiện trẻ giảm đi những thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn. Nhưng chịu khó nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Thời gian này cũng khá ngắn, chỉ tầm 10%
CẤP ĐỘ 5: HẾT CƠN
Não trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận dữ hơn 1 tiếng đồng hồ. Vì trẻ luôn trong trạng thái học hỏi cảm xúc. Trẻ sẽ nhanh quên và chơi lại món đồ đó hoặc với các bé khác bình thường( Không nhớ lâu thù dai như người lớn)
3, Xác định thời điểm can thiệp thích hợp vào cơn giận dữ:
– Không nên tác động vào giai đoạn cấp độ 1,2,3 vì sẽ làm kéo dài giai đoạn 2 ở những cơn giận dữ tiếp theo
– Nếu dùng phần thưởng, hoặc bất kỳ tác động nào khác vào giai đoạn cấp độ 2 để bé chuyển sang cấp độ 5 hết giận ngay. Thì cơn giận lần sau sẽ mãnh liệt hơn và bạn phải đưa nhiều phần thưởng và dụ dỗ hơn
– Nên tác động vào giai đoạn cấp độ 4, thời điểm tốt nhất để bạn cho lời khuyên, răng dạy và yêu thương
4, Các bước của quá trình can thiệp
– Bình tĩnh quan sát, xác định nguyên nhân, loại bỏ nguyên ngân hay nguồn cơn gây ra cơn giận dữ
– Đủ cứng rắn và kiên nghị trong suốt thời gian diễn ra ở cấp độ 1,2 và 3. Quan sát và tạo môi trường an toàn từ một khoảng cách nhất định. Tránh để bé ngã, thương tổn, hoặc bị sat thương
– Hạn chế tối đa dùng đồ chơi hay dụ dỗ bé. Vì làm vậy bé sẽ không học được cách chấp nhận và thay đổi trong cảm xúc.
– Khi bé nguôi giận và chuyển sang giai đoạn 4. Nói chuyện và đừng ngại cho bé cái ôm và tha thứ
BS Nguyễn Thành Long
Siro ngủ ngon cho bé SONNO bimbi hỗ trợ trẻ cải thiện giấc ngủ, ngủ sâu giấc, giảm tình trạng quấy khóc đêm, hỗ trợ bé tinh thần khỏe mạnh. Hỗ trợ an dịu thần kinh, giảm căng thẳng ở trẻ.