TAY CHÂN MIỆNG: Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, càng nhỏ càng dễ nặng. Đa số sẽ tự khỏi trong 7- 10 ngày. Chăm sóc thế nào cho trẻ nhanh khỏi
1. Các cấp độ khi trẻ bị chân tay miệng
Nghi nhiễm chân tay miệng: Tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miệng, khóc, nói đau miệng
– Sốt từ 1 đến 2 ngày, sau hết sốt, nổi mụn nước ở lòng bàn tay , lòng bàn chân, mông, gối, lở trong miệng
2. Cẩn thận tiến triển nặng:
– Sốt hơn 2 ngày
– Sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ- Nôn ói hay nôn ói nhiều ĐI KHÁM BỆNH VIỆN
3. Nặng:
– Giật mình chới với: lúc thiu thiu ngủ, giật nảy người, mắt nhìn lên tí sau nhắm lại- Không đi vững, tay chân yếu, người run ĐI BỆNH VIỆN GẤP
4. Quá nặng:
Thở mệt, da nổi hoa, mạch sờ không thấy hay quá nhanh
5. Phòng bệnh:
– Rửa tay: trẻ rửa tay trước khi vào lớp, trước khi về nhà, khi về tới nhà. Người lớn: rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, trước khi chế biến thức ăn nhất là mới đi ra ngoài về- Báo cô giáo, nhà trường bé bệnh TCM để phòng cho mấy bé khác- Nghỉ học ít nhất 10 ngày- Sát trùng sàn nhà dung dịch Cloramin B 2%, đồ chơi- Vệ sinh nơi bé sinh hoạt, đồ chơi…
2. MẸO CHĂM SÓC TAY CHÂN MIỆNG
1. Nổi mụn nước nhiều quá:- Thường trẻ nổi ngày càng nhiều làm phụ huynh lo nhưng thường nổi nhiều lại nhẹ hơn nổi ít.- Tắm rửa bình thường hoặc bằng nước chè xanh sau đó bôi Betadin, đến ngày mụn sẽ khô.
2. Kháng sinh – Vitamine- Nếu không loét miệng nhiều gây bội nhiễm thì không cần kháng sinh – Vitamine C, kẽm như Ceelin
3. Ngủ lăn qua lăn lại, khóc – Đau miệng do vết loét: lấy gói Grangel hay Zytee, Kamistad bỏ vào ngăn mát tủ lạnh hay chấm vào vết loét sẽ hết đau.- Ngứa ngáy quá có thể do kiêng không tắm.
4. Không chịu ăn:- Do miệng đau: làm thức ăn chờ nguội hẳn hay làm mát mới dễ ăn.- Không ăn nóng, ăn cay, ăn chua.- Cũng dùng gói Grangel hay Zytee sau khi rơ miệng bằng Glycerin Borat
5. Bình tĩnh thường sau ngày thứ 4 sẽ tốt , không giật mình không sốt cao là sẽ ổn dần.Mẹ chú ý dấu hiệu giật mình, nếu không giật mình thì rất hiếm khi có biến chứng.