Theo hội mũi xoang Châu Âu và Nhật Bản: Điều trị viêm mũi xoang chủ yếu là nội khoa. Cần phối hợp các phương pháp như rửa mũi bằng nước muối sinh lý, chống viêm và chống nhiễm trùng
1. Hướng dẫn của hội mũi xoang Châu Âu
1.1 Điều trị viêm mũi xoang mạn tính không có Polyp
– Mức độ nhẹ VAS < 3Rửa mũi bằng nước muối sinh lý và CORTICOID xịt mũi kéo dài. Nếu sau 3 tháng thất bại thì kết hợp với liệu pháp kháng sinh Macrolide liều thấp, kéo dài
– Mức độ vừa và nặng VAS > 3-10
+ Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
+ Corticoid xịt mũi kéo dài
+ Kháng sinh nhóm Macrolide với liều thấp, kéo dài+
Nếu sau 3 tháng thất bại thì phẫu thuật nội soi mũi xoang, sau đó lại tiếp tục điều trị nội khoa với các thuốc trên
1.2 Điều trị viêm mũi xoang mạn tính có Polyp
– Mức độ nhẹ và vừa. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý kết hợp CORTICOID xịt mũi kéo dài trong 3 tháng. Nếu cải thiện thì tiếp tục điều trị. Nếu không cải thiện cho chụp cắt lớp vi tính phẫu thuật nội soi mũi xoang. Sau phẫu thuật tiếp tục rửa mũi, corticoid xịt mũi và kháng sinh Macrolide liều thấp kéo dài
– Mức độ nặng: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý và CORTICOID theo đường uống với những đợt ngắn, kết hợp CORTICOID xịt mũi. Sau 1 tháng nếu có kết quả tiếp tục dùng corticoid xịt mũi. Nếu thất bại chỉ định chụp cắt lớp vi tính và phẫu thuật nội soi mũi xoang. Sau phẫu thuật tiếp tục sử dụng corticoid xịt mũi và kháng sinh Macrolide liều thấp kéo dài.
2. Hướng dẫn của Nhật Bản về loại và liều lượng kháng sinh trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính
Có 3 loại kháng sinh Macrolide được lựa chọn đó là: Erythromycine, Roxythromycine và Clarithromycine
- Liều Ery người lớn 400-600mg/ ngày, cho trẻ em 10mg/ kg / ngày
- Liều Roxy người lớn 150mg/ ngày, TE 5mg/kg/ ngày
Clary người lớn 200mg/ ngày, TE 5mg/kg/ ngày
3. Vì sao Macrolide được lựa chọn: tại Nhật bản đã được sử dụng nhiều năm trong viêm xoang mạn tính
– Vai trò của Macrolide
+ Clarythromycine phổ kháng khuẩn rộng gr+
– kể cả vk không điển hình. Clarythromycine không chỉ kháng khuẩn mà còn kháng viêm, điều biến miễn dịch. Được nghiên cứu trên in vitro cho thấy phá vỡ cấu trúc màng Biofilm của vi khuẩn. Trên invivo sau 3 tháng giảm nồng độ chất trung gian gây viêm, giảm phù nề, loãng dịch nhày, tăng tập hợp bạch cầu trung tính và bảo vệ lông chuyển của niêm mạc mũi xoang.
4. Trường hợp ít đáp ứng liệu pháp Macrolide liều thấp, kéo dài và biện pháp khác phục
– Các nghiên cứu cho thấy chỉ có Macrolide vòng 14 như Erythromycine, Clarythromycine, Roxythromycine mới có tác dụng trên. Các Macrolide vòng 15 như Azithromycine, vòng 16 như Rokiamycine chưa có nghiên cứu
– Viêm mũi xoang kèm theo viêm mũi dị ứng. Trường hợp này ngoài CORTICOID xịt mũi + kháng sinh Macrolide, điều trị cần kết hợp nhóm thuốc chống dị ứng.- Viêm mũi xoang có hoặc không có Polyp kèm theo bạch cầu ái toan và hẹn phế quản. Trường hợp này ít đáp ứng liệu pháp Macrolide và phẫu thuật nội soi mũi xoang. Corticoid có tác dụng tốt trong trường hợp này
5. Kết luận
– Điều trị viêm mũi xoang chủ yếu là nội khoa. Cần phối hợp các phương pháp như rửa mũi bằng nước muối sinh lý, chống viêm và chống nhiễm trùng.
– Điều trị cần kéo dài nhằm phục hồi chức năng dẫn lưu, thông khí và bảo vệ mũi xoang.
– Corticoid xịt mũi và kháng sinh Macrolide liều thấp, kéo dài là xu hướng mới trong điều trị viêm mũi xoang hiện nay.