LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIÊM TAI GIỮA KHÔNG TÁI PHÁT

Bác sĩ thường nói “ lai rai như tai mũi họng”, Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ khó chữa vì: Viêm tai giữa tái phát với trẻ nhỏ thường kết hợp viêm mũi họng VA hay viêm mũi dị ứng kéo dài triền miên không dứt, gây tắc vòi nhĩ (đường thông giữa tai giữa và mũi họng). Khiến dịch mủ từ tai giữa không thể tiêu đi được.

1. ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA THEO TÂY Y

kháng sinh + kháng viêm, corticoid + chống dị ứng + nhỏ mũi

Kháng sinh thường là: Augmentine, Meijact, Zinnat, zitromax,…chỉ dùng tối đa 7-10 ngày.

Kháng viêm, corticoid, chống dị ứng: tiềm tàng nhiều tác dụng phụNhỏ mũi: Otrivin, Otilin, Coldi-B, Metazophalin, Dophazolin, Rhinocort,… giúp dễ thở. Chỉ dùng tối đa 5 ngày.

Tuy nhiên, đơn thuốc trên thể hiện nhiều bất cập:

Tai mũi họng lai rai cả tháng, nhưng kháng sinh 1 loại lại chỉ dùng được 7-10 ngày. Sau 1 đợt kháng sinh, bệnh thường tiến triển không nhiều. Bác sĩ buộc phải kết hợp 2 loại kháng sinh đường uống ở đơn thứ 2. Thậm chí, khi hết đơn thứ 2, thì bệnh cũng ko tiến triển nhiều.

Xử lý viêm tai giữa ở trẻ em
Xử lý viêm tai giữa ở trẻ em

Nhỏ mũi nhóm trên thường mang lại hiệu quả dễ thở tức thì. Nhưng lại gây lệ thuộc vào thuốc khi sử dụng kéo dài và thường bị ngạt mạnh hơn sau khi ngưng.

Đến lúc đó, bố mẹ bố mẹ thường lựa chọn: đổi Bác sĩ cho con, tìm kiếm 1 bác sĩ nào đó tốt hơn. Nhưng rồi lại không mang lại kết quả như mong muốn. Rồi sau đó, như lựa chọn cuối cùng là cho con lên tuyến trên như TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG HOẶC NHI TRUNG ƯƠNG. Ở đây, Bác sĩ có thể chỉ định thử kháng sinh đồ xác định xem vi khuẩn đã kháng những loại kháng sinh nào. Và có thể quyết định tiêm truyền với hi vọng mang lại hiệu quả. Nhưng tỷ lệ thất bại cũng không phải ít, đến đây, thường trẻ được chỉ định nạo VA (với trẻ viêm VA quá phát) và đặt ống thông nhĩ.

 2. Đặt ống thông nhĩ có thực sự ngăn viêm tai giữa tái phát?

Bản chất của đặt ống thông nhĩ là dẫn cho dịch chảy từ trong tai giữa ra ngoài, giúp cho viêm tai giữa nhanh khỏi hơn. Nhưng viêm tai giữa có khỏi được hay không còn phụ thuộc vào mũi họng có còn viêm không? Nếu vẫn viêm VA thì dịch viêm vẫn từ mũi đẩy lên tai, và lại chảy ra ngoài.

Như vậy, đặt ống thông chỉ giúp bệnh có thể khỏi nhanh hơn. Chứ không giúp khỏi dứt điểm, vì gốc bệnh là viêm mũi họng. Mũi họng khỏi thì viêm tai giữa mới khỏi được dứt điểm.

 3. Có nên nạo VA và nạo VA có giúp dứt điểm sổ mũi không?

VA bản chất là một hàng rào miễn dịch đầu tiên của hệ hô hấp. Mọi trẻ đều có VA thì khi sinh ra, phát triển ở khoảng 2-5 tuổi, sau đó teo dần và mất đi. Khi VA khỏe mạnh, sẽ giúp bảo vệ hệ hô hấp, tránh khỏi sự thâm nhập của các tác nhân gây bệnh vi khuẩn, virus. Nhưng khi VA viêm nặng, mất khả năng, lại là mầm mống gây ra các bệnh như: viêm tai giữa, viêm viêm phế quản, viêm phổi. Do đó, nạo VA khi viêm quá phát là cần thiết.

Viêm VA ở trẻ nhỏ khi nào phải nạo
Viêm VA ở trẻ nhỏ khi nào phải nạo

Nhưng nạo VA rồi, thì có dứt điểm sổ mũi không? Cần hiểu đúng là sổ mũi do rất nhiều nguyên nhân gây nên: nhiễm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, khói bụi bẩn,…nên nạo VA rồi, nhưng nếu trẻ cơ địa viêm mũi dị ứng thì vẫn bị sổ mũi thường khuyên khi môi trường sống của trẻ không cải thiện ( tránh các tác nhân gây dị ứng).

 4. Tại sao Tây y mà viêm tai giữa tái phát?

1 vì bệnh rất dai dẳng kéo dài hàng tháng trời. Trong khi đó thuốc bác sĩ kê chỉ theo từng liệu trì 7-10 ngày. Không dùng được kéo dài, vì con sẽ rất mệt mỏi, có kèm tác dụng phụ, khiến cơ thể con càng mệt, sức chiến đấu càng bị giảm, bệnh lại càng thêm lai dai.

Viêm mũi, viêm tai, viêm họng: đến 80% ko phải là do vi khuẩn. Có thể sau này khi viêm lâu rồi, không trị dứt điểm, gây bội nhiễm thì mới có thêm yếu tố vi khuẩn. Đây cũng là viêm tại chỗ tức ở bề mặt niêm mạc tai giữa, mũi, và họng. Nếu kháng sinh.kháng viêm uống, uống vào cơ thể, đưa đến vùng mũi và tai cực ít, có thể ko đủ để đáp ứng.

Như vậy nếu có giải pháp tối ưu & an toàn là giải pháp phải dùng được dài kỳ, không tác dụng phụ và đặc biệt dùng được tai chỗ.

 5. Nghiền kháng sinh thổi vào tai có thực sự hiệu quả?

Nghiền kháng sinh uống thổi vào tai: kháng sinh uống ngoài thành phần chính là kháng sinh. Còn có rất nhiều các thành phần tá dược khác như: tá dược dính, tá dược hút ẩm, tá dược rã,… Khi thổi vào tai, sẽ hút mủ ướt, kết dính khô lại, tạo cảm giác như tai khô, hết mủ, nhưng thực rất lại đóng vảy ở tai giữa, có thể gây hoạt tử, biến chứng làm giảm sức nghe của trẻ.

Đông y có phương pháp nào trị viêm tai giữa không?

Thổi thuốc nam vào tai có thể gây hại cho con
Thổi thuốc nam vào tai có thể gây hại cho con

Tất cả các phương pháp như thổi sáp ong, tổ bò ngựa, …thổi hay rắc vào tai đều tiềm ẩn rủi ro:

Không đảm bảo vô khuẩn, lại đưa thêm vi khuẩn gây viêm vào tai con.

Đóng vảy ở tai giữa hoặc màng nhĩ, gây hoại tử màng nhĩ, nguy cơ làm giảm khả năng nghe của con. Tỷ lệ khỏi không cao, nhưng quá mạo hiểm. Phải hiểm đúng gốc bệnh là mũi họng, mũi họng khỏi thì tai mới khỏi. Đông y như trên chỉ là đánh vào tai, không phải đánh vào gốc bệnh ở mũi họng.

 6. Các sai lầm của mẹ khi chăm con bị viêm tai giữa là gì?

Thổi sáp ong, tổ bò ngựa, lá bàng, lá mơ,….hay các thuốc tự chế không nhãn mác vào tai con. Tiềm ẩn rủi ro biến chứng cao do mất vệ sinh, lắng cặn ở tai.

Tự ý mua thuốc mà không cho con đi khám kỹ tai mũi họng. Không hiểu về bệnh khiến bệnh càng nặng thêm & khó chữa hơn.

Không tuân thử điều trị theo phác đồ bác sĩ, tự ý bỏ kháng sinh khiến xảy ra tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh.

Không hiểu gốc bệnh là mũi họng, lại chỉ chăm chăm chữa viêm tai giữa mà không kết hợp.

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Rửa mũi không đúng cách: sử dụng bình bóp hoặc xi lanh bơm quá mạnh vào mũi. Khiến dịch mũi chảy ngược lên tai, khiến viêm tai giữa nặng nề hơn. Hút mũi quá mạnh và quá nhiều lần trong ngày khiến niêm mạc mũi của trẻ nhỏ bị viêm phù nề nhiều hơn.

Lạm dụng thuốc giúp con dễ thở hơn: otrivin, otilin, Naphazoline,… Khiến trẻ lệ thuộc và ngạt mũi hơn khi ngưng sử dụng. Chỉ nên dùng không quá 05 ngày, và chỉ nên dùng buổi tối cho trẻ dễ ngủ.

 6. Các mẹ nên làm gì để viêm tai giữa không tái phát:

Cho con đi khám bác sĩ tai mũi họng kết hợp nghe phổi để xác định đúng tình trạng tai mũi họng, từ đó có phác đồ điều trị đúng. Nghe phổi để xác định có mắc kèm viêm phổi hay viêm phế quản không.

Con con bú mẹ nhiều nhất có thể. Cho con ăn, bú ở tư thế đầu con cao hơn so với cơ thể, mũi xuôi xuống, không ngửa lên. Giúp sữa không chảy ngược lên mũi, tai.

Bé viêm tai giữa viêm mũi họng dùng Ovix nay đã hết viêm
viêm tai giữa dùng Ovix nay đã hết viêm

Con ngủ nên kê gối cho con, giúp con dễ thở hơn và dịch mũi cũng chảy xuôi ra ngoài, không chảy ngược lên tai.

Tránh cho con tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn. Giữ cho nhà luôn khô thoáng sạch sẽ. Đặc biệt để ý tác nhân gây dị ứng với trẻ viêm mũi dị ứng.

Nên tiềm phòng đầy đủ cho con

Nhắn tin tư vấn miễn phí

Hotline: 0348966862

Facebook: OVIXbabyTaiMuiHong

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *