Thay đổi thời tiết nhiều bé bị sốt quá, bố mẹ lo lắng. Bài hướng dẫn xử trí đúng và những điều không nên làm. Cha mẹ hãy đọc trang bị cho mình kiến thức và sự hiểu biết về Sốt nhé!
1. TRẺ SỐT KHI NÀO?
Sốt chỉ là một triệu chứng, không phải bệnh. Trẻ có sốt khi thân nhiệt đo được ở các vị trí như sau:
Nhiệt độ trực tràng, tai hoặc thái dương từ 38 C trở lên
Nhiệt độ miệng từ 37,8 C trở lên
Nhiệt độ nách từ 37,2 C trở lên
2. KHI NÀO CẦN CHO BÉ DÙNG HẠ SỐT?
Khi bé bị nhiễm trùng, sốt đa phần là có lợi, giúp cơ thể tiêu diệt virus, vi khuẩn tốt hơn. Việc dùng hạ sốt không phải để cho bé mát. Mục đích chính cải thiện sự khó chịu của bé vậy nên không phải bằng mọi giá hạ sốt cho bé.
Trẻ nên được dùng hạ sốt khi :
Trong mọi trường hợp sốt từ 40 độ (39,5 ở Nách) thì sẽ không còn có lợi và có thể gây hại. Cha mẹ cần cho trẻ thuốc hạ sốt.
Sốt dưới 40 (39,5 ở Nách) nhưng bé quấy khóc, khó chịu, khó ngủ, biếng ăn hoặc bứt rứt hay mệt nhiều thì dùng hạ sốt . Nếu không, bé vẫn đang chơi ngoan, việc dùng hạ sốt là không cần thiết.
Các trường hợp đặc biệt như: bỏng, bệnh tim mạch và phổi, bệnh sốt kéo dài, trẻ nhỏ, suy dinh dưỡng và tình trạng sau phẫu thuật….. Sốt có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất và gây ảnh hưởng có hại cho bệnh nên uống theo chỉ định của bác sĩ.
Theo hướng dẫn của BYT từ 38,5 ở nách trở lên có thể dùng thuốc hạ sốt cho bé. Tuy nhiên có rất nhiều bạn vẫn đang chơi ngoan, vui vẻ không có gì là mệt hoặc đang ngủ ngon lành không mấy khó chịu có khi việc đè ra dùng hạ sốt thêm phiền cho em bé.
3. NHỮNG VIỆC NÊN LÀM KHI BỊ SỐT?
Nếu bé cần uống hạ sốt:
Paracetamol liều 10 – 15 mg/ kg/ lần, 4 -6h/ lần
Sau khi uống hạ sốt khoảng 1-2 giờ bé còn sốt cao, khó chịu… có thể phối hợp thêm thuốc hạ sốt Ibuprofen liều 5- 10 mg/kg cách 6-8h/ lần – trước khi dùng cần hỏi ý kiến BS của bé. Ibuprofen tuyệt đối không được dùng nếu bé có bệnh hoặc nguy cơ sốt xuất huyết,hạn chế dùng nếu bé bị mất nước như tiêu chảy, bỏng, thủy đậu…
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để biết liều tham khảo của NSX nếu không chắc chắn biết tính liều như trên.
Cho bé bú sữa nhiều hơn với trẻ nhỏ,trẻ lớn uống thêm nước, ăn nhiều đồ ăn lỏng mát, hoa quả… để cung cấp nước và vitamin cho bé.
Nước oresol vị mặn khó uống, nếu bé thích thì uống, không thì thôi khỏi cần ép.
4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHIẾN BỐ MẸ LO LẮNG
1 Bé sốt mà tay chân lạnh lắm? Cháu sốt mà cứ run run?
Điều này là sinh lý bình thường khi trẻ sốt cao. Giai đoạn sốt tăng, cơ thể tìm mọi cách để tăng nhiệt trong đó có co mạch tại chân tay, giảm tưới máu làm tay chân lạnh, thậm chí nổi vân tím. Cuối giai đoạn sốt tăng, bé có thể có cảm giác buốt lạnh, thậm chí run cầm cập – điều này cũng là do phản xạ run cơ để sinh nhiệt. Đây thường là biểu hiện của cơn sốt cao, tăng nhanh, một lát cơn sốt lên đỉnh điểm em bé sẽ ấm trở lại, không cần quá lo lắng
Xử trí nên làm: Nếu bé kêu rét, có thể đắp một chăn mỏng một thời gian ngắn. Hết giai đoạn sốt tăng, cơ thể ấm lại cần bỏ ran ngay tránh việc cơ thể bị ủm làm cơ thế khó hạ sốt
2 Cháu uống thuốc hạ sốt rồi mà lại tăng cao hơn?
Sốt có 3 giai đoạn : Sốt tăng, sốt đứng, sốt lui, kiểu như lên cầu vượt ấy. Khi mẹ thấy bé 39 độ rồi cho bé dùng hạ sốt, một lát sau kẹp thì bé lại sốt 40 độ. Cái này không phải lo lắng gì, chỉ là lúc dùng hạ sốt bé ở ngang dốc ( giữa lúc sốt tăng) phải lên đến đỉnh rồi mới giảm được.
3 Cháu ban ngày không sốt, cứ chiều tối lại sốt?
Nếu bé không sốt dày cơn, phần đa cơn sốt thường gia tăng về chiều và đêm. Lí do có thể liên quan tới sự suy giảm đồng độ cortisol trong máu ( do tuyến thượng thận tiết ra, giảm dần về chiều tối). Ngoài tác dụng giảm sốt, Hormon này cũng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giảm ho. Do vậy chúng ta hay thấy bé ho nhiều, đau nhức nhiều về đêm.
5. NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI BỊ SỐT
1 Uống thuốc hạ sốt để phòng sốt cao hơn?
Như đã nói ở trên, sốt dưới 40 độ (HM) không những không nguy hiểm gì mà rất có lợi cho bé. Nếu bé không khó chịu, không nên uống, vừa làm phiền bé, vừa mất công mẹ và có thể có thêm tác dụng phụ.
2 Uống hạ sốt để phòng co giật?
Trước đây, thực hành này rất hay được bác sĩ khuyến khích, tuy nhiên giờ không còn chính xác. Trẻ có tiền căn co giật do sốt ( khoảng 3% sốt bé) thường lành tính. Có yếu tố gia đình ( có thể bố mẹ mắc hồi bé), thường giật trong ngày đầu của bệnh. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ việc dùng hạ sốt khi nhiệt độ thấp để phòng giật trong đợt sốt mới là không cần thiết kể cả thuốc phòng giật depakin. Trong đợt sốt hiện tại, nếu bé đã bị co giật do sốt cao trong đợt này , dùng hạ sốt khi bé sốt cao có thể phòng tái cơn trong cùng một đợt mà thôi.
3 Dán miếng dán hạ sốt
Không cần thiết, vừa tốn tiền lại có thể làm bé khó chịu vì nhớp nháp, tác dụng hay nhất chỉ để trang trí và ý rằng con nhà ta đang ốm đây !!!
4 Đắp lá rau riếp, uống lá rau riếp….
Đắp lá theo cơ chế giống chườm mát xưa, cái này vừa mất công, bẩn, mà làm co mạch do lạnh không lợi ích gì, không cần phải làm. Bạn dưới ảnh là đắp lá rau riếp mà bỏng đấy. Uống thì dùng ngay hạ sốt cho rồi, đỡ mất công, sốt thấp thì khỏi uống. Sốt cao thì phải dùng hạ sốt rồi, chưa nói đến mấy bé 2,3 tháng gì đó cũng đè ra uống hỏng cả ruột.
5 Chườm mát
Phải chườm nước ấm gần như nhiệt độ cơ thể bình thường, không được lau bằng cồn, không nên dùng nước lạnh. Không chỉ định cho tất cả các bé, chỉ dùng ở một số trường hợp như:
Sau khi dùng hạ sốt 30 phút mà trẻ vẫn còn sốt cao từ 40 độ trở lên, kèm kích thích.
Trẻ kèm theo bị tăng than nhiệt hoặc có thể chưa phân biệt được
Có bệnh lý thần kinh hoặc các chỉ định khác của BS
Chấm rứt chườm mát khi than nhiệt dưới 38,5 độ C
6 Không phối hợp thường quy hai loại thuốc hạ sốt hoặc thuốc đa thành phần.
Việc dùng thường quy xen kẽ hai loại thuốc Paracetamol và Ibuprofen không mang lại lợi ích thực sự. Mặt khác làm gia tăng tác dụng phụ cho bé.
Không nên dùng thuốc hạ sốt có cả hai thành phần hạ sốt Paracetamol và Ibuprofen. Mình biết có viên nén phối hợp hai loại này, được demo thần thánh lắm. Uống vào chịu tác dụng phụ của cả hai lọai luôn!
Không nên dùng cùng thuốc đa thành phần, trong đó có paracetamol và các thuốc co mạch, khô mũi. Làm tăng tác dụng phụ của các thành phần khác mà không cần thiết. Hoặc uông để khô mũi thì khi cần hạ sốt lại không đủ, uống thêm hạ sốt thì thừa gia tăng tác dụng phụ.
7 Không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có nhiều tác dụng phụ và có lựa chọn tốt hơn rồi!
Tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4145646/#B26https://www.mayoclinic.org/…/in…/fever/ART-20050997…
https://pediatrics.aappublications.org/con…/127/3/580.fullhttps://www.aap.org/…/AAP-Issues-Advice-on-Managing…