VIÊM PHẾ QUẢN

SE LẠNH THÌ VIẾT VỀ VIÊM PHẾ QUẢN

Rất nhiều mẹ có con VPQ, sau 1 đợt điều trị Bsi thì đỡ, nhưng lo lắng vì thấy con nhiều mẹ khác vừa dứt thuốc Bsi thì lại sốt trở lại ( thường gặp ở trẻ cơ địa viêm mũi dị ứng kết hợp với viêm phế quản, khi bệnh vừa khớ, thì trẻ lại tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng: thời tiết, bụi khói, phấn hoa, lông thu,…thì lại phản ứng dữ dội và gây sốt trở lại). Vậy mẹ cần làm gì?

👉Phân biệt bệnh: xem lại bài phân biệt hô hấp trên và hô hấp dưới ( khụt khịt và khò khè).

👉Khi con bị bệnh VPQ, VTPQ, VP cấp thì nên theo đơn bác sĩ. Đừng nghe Bsi mạng, cũng đừng nghe a Linh mách. Bắt buộc phải theo Bsi đang điều trị cho con.

👉Khi con có hiện tượng: rút lõm lồng ngực, ngủ li bì, người tím tái, hoặc thở nhanh trên 70 nhịp/phút thì nên cho đi bệnh viện luôn và ngay, đừng lên PHÂY mà hỏi ( đếm nhịp thử như nào, rút lõm lồng ngực như nào hỏi a google).

👉Sau 1 đợt điều trị đơn bác sĩ, nếu con ko khớ hơn, tốt nhất cho đi lên tuyến trên.

👉Còn nếu con khớ rồi, có thể chưa dứt điểm, điều này hoàn toàn bình thường, mẹ cần có các biện pháp hỗ trợ để con phục hồi hẳn ( thường mất thêm 1-2 tuần nữa con mới ổn hoàn toàn.

Dung dịch vệ sinh mũi họng ovix baby sát khuẩn kháng viêm phòng ngừa viêm phế quản
Dung dịch vệ sinh mũi họng ovix baby sát khuẩn kháng viêm phòng ngừa viêm phế quản

MẸ NÊN LÀM GÌ TRONG TÌNH HUỐNG NÀY

👉Nhận biết xem đúng là bệnh con tiến triển sau đợt điều trị ko? Con hết sốt, chơi ngủ tốt, nhanh nhẹn, ko ủ rũ nữa. Còn các hiện tượng sổ mũi, ho có thể vẫn còn, cần thêm thời gian để khỏi.

👉Giữ vệ sinh cho con: hút rửa mũi sạch hàng ngày, tưa lưỡi cho con, nếu đờm nhiều có thể dùng tưa lưỡi ngoái họng giúp bé khạc ra được đờm ( có thể con nuốt ko sao cả).

👉Có thể khí dung bằng nước gừng ấm ( nếu ko có máy khí dung thì dùng cốc nước ấm, cho mũi trẻ lại gần, hít không khí ấm của nước gừng: vừa giúp giảm viêm mũi dị ứng, vừa giúp loãng dịch mũi ( gừng tốt cho viêm mũi dị ứng). Nhưng lưu ý tránh bỏng trẻ.Sau đó xịt ovix.

👉Cách ly với các mầm bệnh: ko nên cho con tiếp túc người lạ, ko nên cho đi lớp vội vàng, tránh khói bụi thuốc lá, tránh chó mèo, tránh phấn hoa,…Phải đặc biệt lưu ý khi con kèm viêm mũi dị ứng, hen suyễn.

👉Giữ cho môi trường sống của con sạch sẽ, hôi mốc. Nếu cần có thể xông nhà bằng cách đốt vài quả bồ kết khô giúp không khí trong nhà nhẹ nhàng, sạch sẽ thơm tho hơn – Bài thi thoảng đốt quả bồ kết này tốt tốt với người mắc bệnh mạn tính: xương khớp, gout, ung thư,….

👉Tắm cho con nên thêm ít tinh dầu tràm ( nước ấm, tránh để vào mắt) hoặc giã ít gừng tắm cho ấm. Tắm nhanh, ko ngâm lâu.

👉Nên vệ sinh tay sạch trước khi ăn uống và sau khi chơi.

👉Tối đi ngủ nên bôi sáp/tinh dầu giữ ấm cho trẻ: gam chân tay, lưng ngực. Khi trời về sáng, trẻ thường dễ nhiễm lạnh hơn, khi đó mẹ nên giảm quạt hoặc tăng nhiệt độ phòng lên chút. Khi trẻ ngủ cũng nên để ý có bị ra mồ hôi trộm ko, nên lau cho con, tránh mồ hôi nhiễm lạnh lại truyền ngược lại vào cơ thể trẻ.

👉Phòng ngủ cần thoáng, đủ không khí, nhưng ko lạnh. Chăn ga gối đệm nên giặt sạch phơi khô hàng tuần, tránh ẩm mốc.

👉Hàng ngày có thể con con ngâm chân nước gừng ấm ( gừng tươi giã nát ngâm nước ấm). Sau ngâm thì massage vào huyệt dũng tuyền 5-10 phút ( xem ảnh)

👉Áp dụng massage vỗ rung giảm ho đờm, tăng cường sức khỏe hệ hô hấp ( xem video đính kèm).

👉Mùa thu này khí hậu khô hanh, nên có đồng hồ đo ẩm, hoặc nên để chậu nước trong phòng ngủ để cân bằng. Độ ẩm vừa đủ giúp cho hô hấp tốt hơn, tránh tăng tiết nhờn ở hệ hô hấp vì khô quá. Điều hòa chỉ nên chênh bên ngoài 2-3 độ. Quạt nên quay phê phẩy, ko quạt thẳng.

👉Trẻ ngủ nên kê đầu cao lên 1 chút giúp trẻ dễ thở hơn và cũng tránh dịch mũi chảy ngược lên tai gây viêm tai giữa.

👉Cho bé ty mẹ nhiều hơn, hoặc uống nhiều nước hơn ( giúp loãng dịch đờm), tăng cường sinh dưỡng cho bé, cho uống thêm siro tăng miễn dịch.

👉Thức ăn nên xay nhỏ, nấu nhừ kỹ, loãng. Ăn chia nhiều bữa hơn tránh trớ. Tránh ăn đồ lạnh.

👉TUYỆT ĐỐI KO NÊN TỰ Ý MUA THUỐC TÂY ĐIỀU TRỊ viêm phế quản.

Giai đoạn phục hồi nên dùng các sản phẩm thảo dược an toàn cao. Nên đọc và tra cứu thành phần trước khi cho con uống tránh dùng sai hoặc lại dùng kết hợp nhiều loại gây quá liều mà ko biết. KO dùng thuốc giảm ho khi đang ho đờm. Ho đờm nhiều nên cho uống mật ong chanh tươi- kháng sinh tự nhiên cho con ( dùng khi ngoài 1 year), hoặc cho uống Brauer a thấy ổn và nhiều bác sĩ TMH cũng khen.

, , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *