GIẢI ĐÁP THẮC MẮC KHI TRẺ HO SỔ MŨI

Giài đáp của bác sĩ nhi khoa về các câu hỏi thường gặp khi trẻ ho sổ mũi: có nên tắm cho bé không? Dùng các loại tinh dầu có được không? Và làm gì tốt cho sức khỏe của con.

1. Bé bị cảm ho sổ mũi có nên tắm không?

Rất nhiều phụ huynh, nhất là ở chung ông bà, không dám cho trẻ tắm khi trẻ bị ho. Thật tình mà nói, 1 đợt cảm ho sổ mũi bé có thể kéo dài 2-3 tuần lễ. Vậy kiêng tắm thì người hôi như mắm, chưa kể lại bị viêm da, chốc lở. Vậy thì VẪN TẮM BÌNH THƯỜNG. Nhưng tắm nước ấm, ở nơi kín gió và đừng tắm quá 15 phút.

2. Có nên dùng TINH DẦU để thoa lên mũi bé giúp bé đỡ nghẹt mũi không?

Điều này là không nên. Đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, 1 số loại tinh dầu có thể ức chế hô hấp dẫn đến suy hô hấp, nhưu tinh dầu khuynh diệp chẳng hạn. It tinh dầu chàm để mát xa chân có lẽ là được. Nhưng nhớ rửa tay bạn cho sạch tránh quẹt tinh dầu vào mặt bé. Cũng KHÔNG NÊN xông tinh dầu trong phòng. Điều này không có lợi cho các bé có mũi nhạy cảm hoặc cơ địa suyễn.

Có nên dùng tinh dầu cho trẻ nhỏ không
Có nên dùng tinh dầu cho trẻ nhỏ không

3. Có nên cho trẻ uống sữa khi trẻ đang ho không, vì em nghe nói/ cảm thấy cứ uống sữa vào thì bé sẽ tạo đàm và ho nhiều hơn.

Đây là 1 câu hỏi chưa có đáp án chính xác từ giới khoa học. 1 số giả thuyết cho rằng do kết cấu của sữa có thể tạo thành những dạng sợi vùng cổ. Khiến phụ huynh lo lắng về sự tạo đàm. Thực ra nên nhìn nhận thoáng hơn, trong suốt nhiều năm khám trẻ ho sổ mũi. Bản thân tôi thấy việc trẻ uống sữa trong khi bị cảm ho sổ mũi cũng không vấn đề gì, nhất là khi trẻ bệnh, trẻ sẽ kén ăn, sữa là nguồn dinh dưỡng chính, đôi khi là duy nhất mà trẻ muốn đụng tới.

Vì vậy, nếu trẻ chịu uống sữa để có năng lượng giúp khỏi bệnh nhanh hơn. Bạn cứ cho con uống. Chỉ có điều vào giai đoạn toàn phát của bệnh, ho rầm rộ có thể khiến trẻ bị ói. Bạn không nên cho bé uống nhanh/ nhiều/ no bụng sữa. Bé chỉ cần ho 1 cái là sẽ trào ra hết. Thay vào đó, hãy cho bé uống lưng bụng thôi và uống nhiều lần. Trước khi uống sữa bạn ên vệ sinh mũi. Và nếu trẻ đủ lớn thì cho trẻ 1 muỗng nước lọc để làm sạch đàm nhớt cổ họng. Sau khi uống cũng nên cho 1 muỗng nước lọc để ” tráng họng”. Không nên cho trẻ nằm ngay sau khi uống sữa.

4. Trẻ ho sổ mũi có được nằm điều hòa hay không?

Đây là câu hỏi tôi thường xuyên được hỏi khi khám một trẻ bị cảm. Thực tế cho thấy khi bé ĐANG bị cảm ho sổ mũi, nếu nằm phòng quá lạnh hoặc gió quạt lớn trẻ sẽ bị nghẹt mũi và ho nhiều hơn. Nhưng khổ cái nếu không cho trẻ nằm mát trẻ sẽ không ngủ được. Trẻ không ngủ được sẽ quậy cả đêm, bị stress và bệnh càng lâu khỏi hơn.

Sáp giữ ấm cucciolo giảm ho đêm giữ ấm phòng hô hấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sáp giữ ấm cucciolo giảm ho đêm giữ ấm phòng hô hấp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Không cho trẻ nằm mát thì trẻ sẽ ra mồ hôi, ra mồ hôi thì lại thêm bệnh viêm da, chữa cũng không phải dễ.

Vậy thì giải pháp cha mẹ chọn cái nào? Tốt hơn cả là vẫn cho trẻ nằm phòng máy lạnh, nhưng không để trẻ nằm ngay trước/ dưới cái quạt/ điều hòa. Vấn đề là ở độ ẩm thấp, ẩm thấp thì nó kích thích mũi. Làm nghẹt mũi, kích ứng mũi dẫn đến ho nghẹt mũi nhiều hơn. Hãy dùng 1 máy phun sương, đưa ẩm lên 60- 75 %. Bạn cũng có thể dò lại nhiệt độ phòng, nếu bạn thử nâng nhiệt độ phòng lên 1-2 độ mà bé vẫn ngủ ngon, không ra mồ hôi thì tốt.

5. PHÒNG HO SỔ MŨI VÀ CÁC BỆNH HÔ HẤP TRONG MÙA LẠNH

Ovix mũi họng sạch khỏe trẻ ít ốm không lo ho sổ mũi
Ovix mũi họng sạch khỏe trẻ ít ốm không lo ho sổ mũi

Đeo tất chân và khăn mỏng cổ hầu

Dùng sáp giữ ấm phòng nhiễm lạnh cổ hầu, lưng, lòng bàn chân cho bé

Uống mật ong sáng tối nếu trên 1 tuổi.

Xịt dự phòng cảm cúm bằn ovix baby cho mũi họng sạch khỏe

Khô hanh thì phun sương nhẹ ở phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *